Độ phân giải là một phần không thể bỏ qua khi nhắc đến màn hình. Chúng ta sẽ luôn thấy thông số này được hiển thị nhiều nhất khi đọc về thông tin về màn hình. Về cơ bản, độ phân giải cho ta biết số lượng điểm ảnh mà màn hình có thể hiển thị - càng nhiều điểm ảnh thì các chi tiết nhỏ càng rõ ràng. Hiện tại trên điện thoại đang có những độ phân giải phổ biến là 1920 x 1080 (HD hoặc Full HD) và 2560 x1440 (QHD). Ở TV, độ phân giải 4K (3840 x 2160) đang dần trở thành tiêu chuẩn mới. Trên 4K còn có độ phân giải 5K (5120 x 2880) nay đã xuất hiện ở chiếc iMac mới nhất của Apple.
Tuy nhiên có một vấn đề vẫn được gây tranh cãi nhiều nhất khi nói về màn hình, đó là ở một số kích cỡ màn hình thì độ phân giải có khác nhau cũng không khác biệt là bao - bây giờ nếu bạn ngồi cách xa cái TV khoảng 3 mét thì độ phân giải 4K hay 1080p cũng không khác nhau là mấy. Lúc này, thứ quan trọng sẽ là mật độ điểm ảnh. Vậy mật độ điểm ảnh mà chúng ta đang nhắc đến thì cũng gần giống với độ phân giải, phải không?
Không, bạn nhầm rồi.
Vào năm 2010, Thuật ngữ "Retina" lần đầu được Apple giới thiệu với thế giới
Năm 2010, Apple đã giới thiệu với thế giới thuật ngữ "Retina". Thuật ngữ này dùng để chỉ loại màn hình mà trong điều kiện bình thường người dùng không thể nào phân biệt được các điểm ảnh riêng lẻ. Ví dụ như màn hình iPhone 7 Plus có độ phân giải là 1920 x 1080. Độ phân giải này ở một chiếc TV 55-inch đồng nghĩa với mật độ điểm ảnh bằng 40 ppi (pixel per inch). Trong khi đó con số này ở chiếc iPhone 7 Plus là 401 ppi.
Khi chọn màn hình ở các thiết bị di động, nhiều người sẽ ưu tiên mật độ điểm ảnh hơn độ phân giải. Bởi lẽ mật độ điểm ảnh càng cao thì hình ảnh hiển thị trên màn hình sẽ càng mượt mà hơn.
Vậy là Công Nghệ 102 đã cho bạn biết về những nhầm lẫn giữa độ phân giải và mật độ điểm ảnh. Hãy tiếp tục theo dõi trang tin tức của Công Nghệ 102 để cập nhật những tin tức, đánh giá mới nhất về công nghệ nhé.